17 octobre 2011
Minh Kỳ
bài viết của Quỳnh Giao: “Thời ấy, nhà nào cũng có radio để nghe nhạc, ngoài ra buổi tối lại có những chương trình phụ diễn tân nhạc trước khi chiếu phim. Tân nhạc không còn là thú tiêu khiển của nam thanh nữ tú ở thành phố, mà còn được phổ biến tới nhiều nơi khác, đến các cô gái quê, các bà già trầu, và cả một thành phần hùng hậu là các anh lính chiến!Trong số các tác giả vừa kể, thì Minh Kỳ là người sáng tác đa dạng nhất. … Vào giai đoạn này, Minh Kỳ sống tại Nha Trang, trong quân ngũ, cùng những người bạn từ miền Bắc mới vào... [Lire la suite]
17 octobre 2011
Anh Ngọc
Anh Ngọc: Một đời để hát
Anh Ngọc: Một đời để hát Trường Kỳ
Với số tuổi gần 80, người ta có thể coi ông như người nam ca sĩ cuối cùng trong thành phần những ca sĩ đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam còn xuất hiện trên sân khấu những ngày gần đây. Có người còn gọi đùa ông là “The Last Samurai”, người hiệp sĩ cuối cùng trong số những hiệp sĩ tiền phong của trên nửa thế kỷ tân nhạc mà vũ khí là giọng hát từng chinh phục cảm tình của khán thính giả Việt Nam trong hai thập niên 50 và 60. Trong lần tiếp xúc gần đây với người viết, Anh... [Lire la suite]
17 octobre 2011
Phạm Thế Mỹ
Phạm Thế Mỹ
Tình Ca Phạm Thế Mỹ
Bích Huyền
Phạm Thế Mỹ sáng tác không nhiều, nhưng mỗi bài hát ông gửi trong đó tất cả tình cảm chân thực cho nên rất gần gũi với người nghe. Cho nên dù thời gian có trôi qua, những tác phẩm ấy vẫn còn được yêu mến. Như Bông Hồng Cài Áo (phổ theo ý văn Nhất hạnh,Thương quá Việt Nam, Đưa em về quê hương, Thuyền hoa, Nắng lên xóm nghèo, Tóc Mây... Ông cũng còn nổi tiếng với các tác phẩm nói về người lính Việt Nam Cộng Hòa, như Trăng Tàn Trên Hè Phố. Đã có một thời Phạm Thế Mỹ được xem là có... [Lire la suite]
17 octobre 2011
Trầm Tử Thiêng
Trầm Tử Thiêng, người viết “Kinh Khổ”
“Ngày thứ Bảy 17 tháng 12-2005 tại San Jose có tổ chức đêm văn nghệ dành cho các nhạc phẩm của Duy Khánh và Trầm Tử Thiêng. Chúng tôi sẽ tham dự và nghĩ rằng những đêm chủ đề như thế nếu chúng ta biết một đôi chút về tác giả thì sẽ cơ hội thưởng thức đậm đà hơn. Và tôi chọn viết bài về Trầm Tử Thiêng. Thêm vào đó, tôi có đôi chút tình nghĩa với bài Kinh Khổ. Bài nhạc đúng như tên gọi. Hát lên như tiếng cầu kinh. Nhịp điệu trầm thống, lời nhạc lạ lùng và hết sức đau khổ. Tác giả viết về một đất... [Lire la suite]
17 octobre 2011
Duy Khánh
Duy Khánh (1938-2003) một giọng ca vàng truyền cảm đầy tình tự dân tộc Lưu đày trên quê nhà: Sau biến cố 30 tháng tư 1975, tôi gặp anh một lần tại nhà anh Nguyễn Văn Dục, là người anh kế Duy Khánh. Sau đó, tôi vào trại tù cải tạo ròng rã 10 năm, còn anh ở lại lăn lóc với cuộc sống mới không lối thoát. Xin đừng ai trách anh đã sáng tác bản Sao Ðành Bỏ Quê Hương để Việt Cộng dùng làm lợi khí tuyên truyền khi những làn sóng ngươi bò nước ra đi tìm tự do. Là một ca sĩ chuyên nghiệp, là một người lính Chiến tranh Chính trị, lại thuộc một... [Lire la suite]
17 octobre 2011
Nguyễn Văn Ðông
Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Ðông
Trích từ Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Ðông của Lê Hữu Nhạc lính Nguyễn Văn Ðông, như đời lính của ông, là cuộc chiến đấu gian khổ, là những lần xông pha trận mạc, là những cuộc hành quân không giống như là đi... picnic để “đem cánh hoa rừng về tặng em” (“Người yêu của lính”, Trần Thiện Thanh), mà luôn kề cận những bất trắc, những hiểm nguy... Ở một đôi bài Nguyễn Văn Ðông, giai điệu có lúc gần gụi với nét nhạc phóng khoáng, mênh mang của Lâm Tuyền (tác giả “Tiếng thời gian”, “Khúc nhạc ly... [Lire la suite]
17 octobre 2011
Nguyễn Đình Toàn
Nguyễn Đình Toàn
Nguyễn Ðình Toàn - Dẫn Em Vào Nhạc Quỳnh GiaoNgày còn bé, Nguyễn Ðình Toàn không biết đánh đáo. Ông đánh mạt chược thuộc loại đáo để và ăn nói còn đáo để hơn trên bàn mạt chược, nhưng Quỳnh Giao nghi là ông không biết đánh đáo. Hoặc có lẽ không thèm đánh đáo. Ở tuổi ấu thơ, Nguyễn Ðình Toàn ham mê chuyện khác, để ý đến chuyện khác, chuyện thi ca chẳng hạn, thơ và nhạc. Người ta có thể kết luận như trên khi đọc tập bút ký của ông viết về 190 tác giả, có tựa đề là “Bông Hồng Tạ Ơn” vừa được ra mắt tại báo quán... [Lire la suite]
17 octobre 2011
Lưu Hồng
Lưu Hồng: giọng hát như tơ trời đong đưa
Lưu Hồng có một giọng hát nhè nhẹ như tơ trời đong đưa - như mây trắng lờ lửng bay bay. Nửa đêm nằm nghe Lưu Hồng cất giọng ngọt ngào - khiến cho những kẻ cô đơn cảm thấy ấm lòng - như được có vòng tay ôm ắp. Tôi mê Lưu Hồng hát : ''Phố đêm đèn mờ giăng giăng... ''. Ôi, buồn xé con tim... Lưu Hồng là tên thật của người nữ ca sĩ tuổi Song Nam với ngày sinh nhật là 27 tháng 5, rời Việt Nam từ năm 75. Người đã dìu dắt Lưu Hồng đi vào con đường nghệ thuật chính là bạn của song thân cô và... [Lire la suite]
17 octobre 2011
Ngọc Lan
NGỌC LAN, CÁNH HOA MONG MANH…
Ngọc Lan tên thật là Lê Thanh Lan, sinh ngày 28 tháng 12 năm 1956 tại Nha Trang (cô còn được gọi chung với tên Thánh là Maria Lê Thanh Lan). Ngọc Lan là người con thứ năm trong số 8 người con trong một gia đình khá giả. Khi còn ở Việt Nam, cô đã đến với âm nhạc qua nhạc sĩ Lê Hoàng Long, từng học nhạc và biểu diễn trong một số dịp tại Nha Trang. Cô đã từng theo học ở trường Lý Thường Kiệt, ngoại ô Sài Gòn. Năm 1980, Ngọc Lan đến Hoa Kỳ và định cư tại Minnesota. Hai năm sau, Ngọc Lan thực sự bắt... [Lire la suite]
17 octobre 2011
Thái Thanh
Thái Thanh, tiếng hát lên trời
Thái Thanh, tiếng hát lên trờiTrong những phút giây thiếu vắng trống trải nhất hay những nhớ nhung tha thiết nhất của cuộc đời, mọi hiện diện hữu hình đều vô nghĩa; ta chờ đợi một đổi trao, khát khao một giao cảm thì bỗng đâu, một hiện diện vô hình lóe lên tựa nguồn sáng, tựa tri âm: sự hiện diện của tiếng hát. Nếu thơ là một ngôn ngữ riêng trong ngôn ngữ chung, theo Valéry, hay thi ca là tiếng nói của nội tâm không giống một thứ tiếng nói nào của con người, theo Croce, thì âm nhạc hẳn là tiếng nói... [Lire la suite]